XtGem Forum catalog
13:09
20/05/24
Like để cập nhật nhiều truyện hay trên Facebook nhé
HotBạn muốn tải các game hay? Hãy truy cập:Vietnam.Teamobi.Com.Vntrang web TeaMobi đại lí vietnam phân phối bởi ©2Xinh™

 Đọc bài này các bạn cần xem lại:các kiểu giá trị,Phép toán, câu lệnh gán.
Trong cuộc sống, có nhiều việc ta chỉ làm khi thoả mản một số điều kiện cụ thể.
Ví dụ:
Một ông bố hứa với con trai:
_Nếu con đỗ đại học thì bố sẽ thưởng cho con một chiếc xe.
Chừng nào mà điều kiện con đỗ đại học thì ông bố mới lo tới chuyện thưởng cho con một chiếc xe. Tới một ngày kia, ông bố lại nói với cậu con trai.
_Nếu con đỗ đại học thì bố sẽ thưởng cho con một chiếc xe, nếu không thì đi nghĩa vụ quân sự.
Ở câu nói thứ nhất của ông bố, không nói rõ thi rớt thì có chuyện gì, còn ở câu thứ ai có nói rõ.
Trong lập trình tuy hình thức từng ngôn ngữ hơi khác nhau nhưng cũng có hai dạng cơ bản của câu điều kiện, ta chỉ bàn tới câu lệnh này trong phạm vi javascript
if-then
if(<điều kiện>)
{
câu lệnh 1;
câu lệnh 2;
................
}
Nếu chỉ có một câu lệnh sau vế điều kiện thì ta không cần cặp dấu ngoặc {}, nhưng luôn có hiện diện của cặp dấu {} là một thói quan tốt, giúp tránh nhầm lẫn!
if-then-else
if-then
if(<điều kiện>)
{
//các câu lệnh sẽ thực hiện nếu điều kiện thoả mản
câu lệnh 1;
câu lệnh 2;
................
}else{
//các câu lệnh thực hiện khi điều kiện không thoả mản
câu lệnh 1;
câu lệnh 2;
................
}
Cách xác định đúng hay sai
Ví dụ ta có đoạn script:
Mã nguồn:[Chọn]
a=3;
b=5;
if(a<b)
{
alert("Đúng");
}else{
alert("Sai");
}
Trường hợp này thì kết quả sẽ là bản thông báo với nội dung
Đúng
Nhưng hãy xét thêm trường hợp:
Mã nguồn:[Chọn]
a=3;
b=5;
if(a<b==false)
{
alert("Đúng");
}else{
alert("Sai");
}
Thì kết quả sẽ là một hộp thông báo với nội dung là Sai??????
Vì:bản thân biểu thứ c a<b với a=3 và b=5 mang giá trị đúng(true) mà đúng(true)==sai(flase) thì tất nhiên là sai.
Sử dụng toán tử or(||) ,and(&&)
Bây giờ chúng ta sẽ viết một đoạn scrpit trong đó nếu người ta nhập vào một ky` tự số, chương trình sẻ thông báo là người dùng đã nhập một giá trị số, còn bất kì ký tự nào khác nó sẽ báo lỗi!
Mã nguồn:[Chọn]
<script language="javascript">
//promt để nhập dữ liệu gán cho biến c
c=prompt("Nhập một ký tự số từ 0--->9:","");
//vì một con số 1 chữ sẽ có giá trị từ 0-->9
if((c>=0)&&(c<=9))
{
alert("Bạn vừa nhập vào một giá trị số");
}else{
alert("Bạn đã nhập sai yêu cầu");
}
</script>
Xem ví dũ
Tự bản thân toán tử<=hay>=đã là một toán tử hoặc.

ELSE IF cũng tương tự như IF, nhưng thật ra là một câu lệnh if ngay sau vế else.tại sao lại dùng tới ư, xem ví dụ nhé:
Nếu điểm Trung Bình năng của con từ 9 trở lên thì quà của con sẽ là một chiếc Novol, từ 7 tới dưới 9 là một chiếc Martin, còn mà dưới 7 là có chuyện đó!.để thể hiện thông điệp đó trong javascript:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9)
{
alert("Được một chiếc Novol");
}else if(diem>=7)
{
alert("Được một chiếc Martin");
}else
{
alert("Tiêu rồi");
}
bạn thấy cấu trúc else if xuất hiện ở phần giữa chương trình không hãy xem thử ví dụ với điểm của bạn từ 9 trở lên, để thấy được khác biệt, ta xem ví dụ này:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9)
{
alert("Được một chiếc Novol");
}
if(diem>=7)
{
alert("Được một chiếc Martin");
}else
{
alert("Tiêu rồi");
}
Ta thay cấu trúc else if với một câu if, điều gì sẽ sảy ra khi ta nhập một điểm từ 9 trở lên. Vân, nó sẽ hiện ra tới hai hộp thông báo, một chiếc Novol và một chiếc Martin, lời nhỉ.
Sở dĩ là vì ở đoạn con dùng cấu trúc else if có nghĩ là khi trường hợp điểm từ 9 trở lên đã thoả mản lần if đầu tiên, lần else if chỉ diễn ra khi lần if đầu tiên không thoả mản, nói một cách khác, đó là 2 vế của 1 câu lệnh.
Còn ở đoạn code thứ hai, đó là hai câu lệnh riêng biệt, nếu điểm từ chính trở lên, thoả điều kiện cho câu lệnh 1, thì tất nhiên cũng lớn hơn 7 và thoả luôn điều kiện câu lệnh 2.
Nếu bạn không dùng tới cấu trúc else if mà muốn dùng toàn câu if thì ta phải thêm điều kện vào câu lệnh, ví như với đoạn code 2, ta cần thêm vào điều kiện như thế này:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9){
alert("Được một chiếc Novol");
}
if((diem>=7)&&(diem<9))
{
alert("Được một chiếc Martin");
}
if(diem<7)
{
alert("Tiêu rồi");
}
Nhưng quả thật sẽ rất khó khăn nếu có nhiều mức thưởng nhỉ!
Cấu trúc else if này rất thuận lợi để bạn giải quyết những vấn đề với nhiều điều kiện và nhiều hành động.