02:55
10/05/24
Like để cập nhật nhiều truyện hay trên Facebook nhé
HotBạn muốn tải các game hay? Hãy truy cập:Vietnam.Teamobi.Com.Vntrang web TeaMobi đại lí vietnam phân phối bởi ©2Xinh™

 Thẻ div là một trong những thẻ khá là đặc biệt trong html, ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được nhiều người đánh giá rất cao về mặt công dụng trình bày. Các lão làng trong thiết kế thường dùng các thẻ div rất nhiều thay vì các thẻ table.
Thẻ div thật ra là layer(lớp), thẻ div có thể chứa mọi thành phần html khác, nó đơn thuần giống như một tag body nhưng linh động hơn để hiểu tại sao gọi là lớp(class) thì các bạn xem ví dụ này nhé, khoan hảy thắc mắc các thuộc tính bên trong, tìm mọi nơi trên top forum nhé.
Mã nguồn:[Chọn]
<div style="position: absolute; width: 100px; height: 100px; z-index: 1; left: 77px; top: 78px" id="layer1">
anh yêu em nhiều lắm</div>
<div style="position: absolute; width: 100px; height: 100px; z-index: 2; left: 126px; top: 38px"id="layer2">
<font color="#FF0000">tiền không có thì đừng có đòi yêu</font><p>
<font color="#FF0000">tiền tải nổi lên trên tình yêu thật sự</font></div>
Mình đặt code ví dụ ngay dưới đây, nhưng đây chính là điểm đặc biệt của thẻ div, nó xác định vị trí mà nó xuất hiện trên màng hình bất chấp nó ở đâu trên tài liệu. (trong các phần trươc thì ta đều thấy cái gì viết trước sẽ hiện ra trước)
anh yêu em nhiều lắm
tiền không có thì đừng có đòi yêutiền tải nổi lên trên tình yêu thật sự
Thuộc tính của thẻ div
Thẻ div có các thuộc tính cơ bản như :
id
width
height
title
style
trong đó thuộc tính style là thuộc tính đặc biệt nhất. Nói chung thì phần tử HTML nào cũng có tuộc tính Style, để hiểu rỏ thêm về vấn đề này các bạn hãy thử tìm hiểu về CSS, trong với gian tới, mình sẽ cũng sẽ cố gắng bổ sung mong được các bạn tiếp tục ủng hộ!một ví dục ho thuộc tính style:
Mã nguồn:[Chọn]
<div style="position: absolute; width: 100px; height: 100px; z-index: 1; left:537px; top:31px; background-color:#FFFF00" id="layer1">
</div>
Thật ra đa số các phần tử html đều có thuộc tính style, nhưng vì nó khá rắc rối và liên quan tới một khái niệm CSS nên mình sẻ dành riêng một mục dành riêng cho cái CSS này. Ngôn ngữ này mình sẽ giới thiêu với các bạn sau khi hoàn thành các chuyên trang về PHP
Trong thẻ div này có nhiều phần tử được ngăn cách nhau bởi dấu;, giá trị của chúng nằm phía sau dấu : ở mỗi phần tử.
_width,height: khá quen thuộc, có lẽ cũng không cần ói tới, thẻ div mặc định vô hình , phải có thêm màu nền để thấy được kích thước của nó.
_background-color: hãy đặt giá trị màu vào sau dấu :
_background-image: ảnh nền cho tag div, mọi thứ hơi khác một chút, xem ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
background-image:url('/image003.png')
_position:cung cấp điểm tham chiếu cho thẻ div.
*.position: absolute: điểm tham chiếu vị trí cho thẻ div là góc trái phía trên của cửa sổ trình duyệt
*.position: relative: tương tự nhưng tính từ phiá bên phải
*.các thành phần top,left(từ trên xuống bao nhiêu, từ trái qua bao nhiêu) xác định vị trí của thẻ div ngoài ra còn có bottom và right, tuỳ mục đích mà bạn dùng tới.
_visibility:có hai giá trị: visible và hidden, bạn làm mọi việc để định dạng thẻ div, nhưng nếu để giá trị của thành phần này là hidden thì sẻ chằng ai trông thấy nó. Thường thì người ta dùng các script như javascript hoặc vbscript để làm ẩn nó đi và xuất hiện lúc người ta muốn.
_z-index:bạn chồng hai thẻ div lên nhau bằng cách cho các phần tử chỉ vị trí nó giống hệt nhau, thẻ div nào có giá trị z-index lớn hơn thì sẽ ổi len trên. Nếu z-index mà là số âm, thì thẻ div sẽ chìm xuống dưới các phần tử html khác, thuộc tính này khá thú vị!
Phối hợp với javascript ta có thể khiến thẻ div ẩn hiện, ứng dụng này rất hay, các bạn hãy tìm hiểu thêm về javascript tại đây nhé:
http:// /code/YH/javascript/
Trên đây chỉ là một số yếu tố cơ bản mà mình biết được và trình bày với các bạn, mình sẽ cố gắng để hoàn thiện thông tin hơn nữa!

Thẻ <body> là thẻ mà chứa tất cả các thẻ liên quan về định dạng, các thẻ chứa thông tin định dạng cần phải được đặt bên trong tag này để có một trang html đúng chuẩn.
Nhưng tự bản thân thẻ body cũng đả có rất nhiều thông tin định dạnh.
Canh khoàng cách lề
Mình diễn đạt hơi vụng, nhưng đây không phải là canh trái phải, ví dụ như trong file word, bạn có thể quy định được nội dung các mép giấy bên trái và cách mép giấp bên trên bao nhiêu. Ở đây thì là nội dung website và lề của cửa sổ trình duyệt. ta làm điều này với 2 thuộc tính:
_topmargin: định khoảng cách từ lề trên tới dòng đầu tiên của nội dung, giá trị là số.
_leftmargin: định khoảng cách từ lề trái tới dòng đầu tiên của nội dung, giá trị số.
ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<body topmargin="50" leftmargin="50">
Ngoài hai thuộc tính trên thì còn có
_rightmargin,bottommargin,marginwidth,marginheight cùng dùng đề cacnh chình như trên, nhưng 2 thuộc tính trên đã là quá đủ!
Màu nền và ảnh nền
_bgcolor: bạn có thể dùng mã màu rgb hoặc tên màu để làm giá trị cho thuộc tính này.
_background: link dẫn tới ảnh nền.màu liên kết mặt dù ta có thể định dạng font cho text, sau đó bọc bời tag <a> nhưng html cũng cho phép hiệu chỉnh màu link trên tag body với ba thuộc tính sau:
_link: link bình thường chưa hề nhấp vào
_vlink: link đã từng truy cập
_alink: link đang hoạt động nếu các bạn để ý, thì thường các link ta chưa hề nhấp vào có màu xanh, khi đã từng 1 lần nhấp vào link sẽ có màu tím, nhấp chuột phải vào link thì có màu đỏ, đó là 3 trạng thái màu mặc định, dùng 2 thuộc tính trên đặt trong tag body để tinh chỉnh màu với giá trị là màu bạn muốn.

Chèn nhạc vào web quả là một công đoạn thú vị, nó làm cho website trở nên gần gủi hơn với khách và dĩ nhiên, web nhạc là một trong nhũng loại hình kình doanh rất ư là đắt khách hiện giờ!
Phải nói trước, sự thật là không dễ để có một web nhạc to như mp3.zing.vn hay nhac.vui.vn kể về cả kỉ thuật lẫn vấn đề tiền nong.
_Để chèn nhạc vào web, ta dùng thẻ<embed>với 1 thuộc tính đơn giản là src cùng giá trị của nó là link dẫn tới bài nhạc.
_Ta có thể hiệu chỉnh kích thước cửa sổ play nhạc bằng các thuộc tính quen thuộc: width, height và hidden(true/flase) để ẩn khung chơi nhạc
_Để quy định nhạc có tự động play, hay phải click vào đâu đó, ta dùng thuộc tính autostart(true/flase)
_Để quy định nhạc sẽ chơi lại khi hết bài không, ta có thuộc tính loop (true/flase)
_Cũng có hể định sặn âm lượng với thuộc tính volume, giá trị số từ 0-100
Ví dụ
Mã nguồn:[Chọn]
<embed width="462" height="43" src="http://www.petalia.org/Media/Luve/wishingyouwereherev.wma" loop="true" volume="80">
Tương tự cho flash, chỉ cần thay link vào!

Script là một loại code (mã) nói chung là...ờ à....một loại ngôn ngữ lập trình thật sự. Wap,Web có trở nên linh động hay không thì thật sự là do các script này.
Cùng lúc soạn thảo tài liệu hướng dẫn HTML này mình cũng đang soạn thảo một số Script đơn giản khác.
Có hai loại script thường được dùng trên web đó là javascript và vbscript.
(xem thêm về Javascript)
Nội dung các ngôn ngữ đó được đặt trong thẻ<script>, để xác định được ngôn ngữ bạn đang dùng, ta có 2 cách.
Ví dụ: ở đây mình dùng javascript để ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<script language="javascript"></script>
Hoặc là:
Mã nguồn:[Chọn]
<script type="text/javascript"></script>
Nội dung các script được đặt bên trong!

Meta tag thường được dùng để lưu thông tin của một website, những thông tin này không hiện ra, ta không thể nhìn thấy nhưng nó phục vụ cho các loại spiders, search engiens dễ dàng tìm ra những thông tin thích hợp.
Spiders, search engiens thường là các máy trườn(web crawler), máy trườn này giống như một người lướt web, lướt tới đâu là ghi chép lại tất cả thông tin rồi cất giữ, để rồi khi ta tìm kiếm cái gì đó trên google hay yahoo thì kết quả sẽ xuất hiện ra chính là những thông tin đó.
Trong thới giới Internet hiện nay,lượng truy cập từ máy tìm kiếm như google hay yahoo là không phải là nhỏ, điển hình nếu các bạn đọc được bài viết này thì 100% cũng là từ google! Cho nên mấy cái meta tag này khá quan trọng.
Meta tag là các tag được đặt trong tag
headkeywords meta tag
Mã nguồn:[Chọn]
<meta name="keywords" content="từ khoá website của bạn, cách nhau bởi dấu phẩy" />
description meta tag
Mã nguồn:[Chọn]
<meta name="description" content="mô tả ngắn về website." />
Revised meta tag
Mã nguồn:[Chọn]
<meta name="revised" content="Thông tin về lần cuối update website" />
Refresh page
bạn có thể đặt thời gian để site tự động reload kể từ khi duyệt cũng như trang nào sẽ hiện ra khi reload
Để trở lại chính trang đó sau khi refresh(10 s một lần):
Mã nguồn:[Chọn]
<meta http-equiv="refresh" content="10" />Để chuyễn tới trang khác, vd:http:// /code
Mã nguồn:[Chọn]
<meta http-equiv="refresh" content="10;url=http:// /code" />
Mã hoá kí tự mã hoá ở đây có thề là iso, window hay là utf-8, mặc định là utf-8
Save hai đoạn code này lại và xem bạn sẽ hiểu khác biệt!
Mã nguồn:[Chọn]
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type"content="text/html; charset=windows-1252">
<title>New Page 1</title>
</head>
<body>Ở trong đây mình viết Tiếng Việt có dấu đàng hoàng</body>
</html>
Mã nguồn:[Chọn]
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type"content="text/html; charset=utf-8">
<title>New Page 1</title>
</head>
<body>Ở trong đây mình viết Tiếng Việt có dấu đàng hoàng</body>
</html>
Hết!

Khung à ....frame thường được dùng để à...ờ. Ví dụ, bạn làm một website, có phần đầu chứ banner, bên trái là dãy menu còn bên phải là nội dung:
Down về và giải nén ra để xem ví dụ
DOWNLOAD
Sau khi down về nếu bạn nào không biết giải nén thì nhấp chuột phải vào chọn Extract here,mà mobile thì dùng blue FTP ấy
Bắt đầu vào phân tích cái frame này.
Mã nguồn:[Chọn]
<html>
<head>
</head>
<frameset cols="20%,*">
<frame name="menu" src="menu.htm">
<frame name="main" src="main.htm">
</frameset>
</html>
Đây là một trang frame đơn giản nhất, nó là một trang gộp lại bởi hai trang menu.htm và main.htm.
trang frame không có tag <body> frameset: tag này chứa thông tin định dạng cho trang frame và các frame nhỏ bên trong cols: thuộc tính này sẽ quyết định chiều rộng của hai cột, như ví dụ trên là20%,*, 20% sẻ là chiều rộng của cột đầu tiên, còn lại là của cột thứ 2.
<frame>: tag này mới chính thức là tag dẫn tới trang mà bạn chỉ định, với thuộc tính src là đường dẫn tới trang bạn muốn!
Còn ở ví dụ, mọi chuyện hơi khác,ở đó bạn thấy có 3 khung tất cả, một khung nằm ngang và hai khung bình thường. Đó là frame chứa frame có hai khung nhỏ.
Mã nguồn:[Chọn]
<html>
<head>
<title>trang frame</title>
</head>
<frameset rows="15%,*">
<frame name="banner" scrolling="no" noresize >
<frameset cols="10%,*">
<frame name="menu" target="contents">
<frame name="main">
</frameset>
</frameset>
</html>
Như là đã nói từ trước, thường người ta dùng frame để tạo một menu, mà để khi click vào frame này mà frame kia thay đổi, ta cần thuộc tính name và thuộc tính target.
_trong frame menu thêm thuộc tính target với giá trị là tên frame ta muốn chuyễn hướng khi click chuột
_trong trang tương ứng với frame menu, trên phần <head> ta thêm tag <base> với thuộc tính target giá trị cũng là tên frame muốn chuyển hướng
Chú ý:ta vẫn có thể dơn giản là dùng thuộc tính target giá trị cũng là tên frame muốn chuyễn hướng trong tag <a> (xem lại phần html Link)
Dàn frame
Nói chung và không chính xác frame có hai cách dàng đó là hàng và cột!
Để dàng một cái frame nằm ngang(chiều dài hơn rộng) trong tag <frameset> thuộc tính rows với giá trị là chiều cao của frame thứ nhất (tính từ trên xuống).
VD:<frameset rows="30%,*">Để dàng một cái frame đứng(chiều dài bé hơn rộng) trong tag <frameset> thuộc tính cols với giá trị là chiều cao của frame thí nhất( tính từ trên xuống)
VD:<frameset cols="30%,*">Phân tích khĩ hơn các file ví dụ
Mình cũng đả giai thích sơ qua cho mọi người hiểu ở trên, bây giờ đi sâu vào luôn mình nói là đó là một cái frame lớn, frmae này là frame chia trang ra thành 2 phần ngang
Mã nguồn:[Chọn]
<frameset framespacing="0" border="0" frameborder="0" rows="30%,*">
<frame name="banner" scrolling="no" target="contents">
</frameset>
Và một cái frame nhõ hơn
Mã nguồn:[Chọn]
<frameset cols="30%,*">
<frame name="menu" target="main">
<frame name="main">
</frameset>
Và cả cái trang này được hợp thành bởi cả hai cái này, cái nhỏ hơn chèn bên trong cái lớn hơn
Mã nguồn:[Chọn]
<frameset framespacing="0" border="0" frameborder="0" rows="30%,*">
<frame name="banner" scrolling="no" target="contents">
<frameset cols="30%,*">
<frame name="menu" target="main">
<frame name="main">
</frameset>
</frameset>
Ở đây ta hiểu là, frame nhỏ hơn, đả thế vào chỗ vị trí frame ngang thứ hai.
Còn như ta muốn tạo một trang frame, có một cột đứng bên phải, và cột bên trái chia ra làm hai nữa nằm ngang thì code lúc này sẽ là:
Mã nguồn:[Chọn]
<frameset cols="50%,*">
<frame name="left" scrolling="no" noresize target="rtop">
<frameset rows="50%,*">
<frame name="rtop" target="rbottom">
<frame name="rbottom">
</frameset>
</frameset>
Inlineframe- frame nội dòng
Đây là một hình thức frame dễ xử dụng hơn rất nhiều, ta có thể chèn frame này vào bất cứ đâu trên trang web html bình thường, giống như một phần tử.để làm được điều đó, bạn dùng tag <iframe>với các thông số sau:
name:cái này không bắt buộc,
VD:name="framename"width:chiều rộng, giá trị % màn hình hay px,
VD:width="398"height:tương tự như trên,
VD:height="227"src:link dẫn tới trang web, có thể là link tuyệt/tương đối(xem lại bài html link),
VD:src="http:// "bên trong cặp thẻ iframe bạn có thể chèn một dòng chữ thông báo lỗi hiễn thị frame cũng được ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<iframe name="framename" width="398" height="227" src="http:// /code">
Nếu bạn nhìn thấy dòng chữ này, tức là trình duyệt của bạn không hỗ trợ inlineframe.
</iframe>
Các bảng trong HTML được định nghĩa như sau:Định nghĩa 1 bảng bởi cặp thẻ
<table></table>
Trong 1 bảng (table) được chia làm nhiều dòng , mỗi dòng giới hạn bởi 1 cặp thẻ <tr></tr>.
Trong mỗi dòng lại có các ô , giới hạn bởi cặp thẻ <td></td>
Chẳng hạn để định nghĩa 1 bảng gồm có 1 dòng và 3 ô, ta làm như sau:
<table>
<tr>
<td>Ô thứ nhất</td>
<td>Ô thứ 2</td>
<td>Ô thứ 3</td>
</tr>
</table>
Hoặc để định nghĩa một bảng gồm 2 dòng, mỗi dòng 3 ô:
<table>
<tr>
<td>Ô thứ nhất dòng 1</td>
<td>Ô thứ 2 dòng 1</td>
<td>Ô thứ 3 dòng 1</td>
</tr>
<tr>
<td>Ô thứ nhất dòng 2</td>
<td>Ô thứ 2 dòng 2</td>
<td>Ô thứ 3 dòng 2</td>
</tr>
</table>
Chú ý: Số lượng các ô trong các dòng phải bằng nhau, nếu 1 dòng nào đó có số ô khác với dòng khác, bảng sẽ bị "vỡ kế hoạch". Để khắc phục điều này, ta phải tính trước trong 1 bảng, số lượng tối đa các ô của 1 dòng sẽ là bao nhiêu, sau đó có thể dùng thuộc tính colspan của thẻ <td> để gộp các ô trống trong cùng 1 hàng lại với nhau.Thuộc tính colspan sẽ chỉ định sốlượng các ô được gộp vào nhau trên một hàng.
Chẳng hạn:
<table>
<tr>
<td colspan = "2" >Chập ô thứ nhất và ô thứ 2 của dòng 1</td>
<td>Ô thứ 3 dòng 1</td>
</tr>
<tr>
<td>Ô thứ nhất dòng 2</td>
<td>Ô thứ 2 dòng 2</td>
<td>Ô thứ 3 dòng 2</td>
</tr>
</table>
Một số thuộc tính có liên quan:
Thẻ Table:
- border: Xác định độ dày của khung bao quanh bảng
- bordercolor: Màu của khung bao quanh, viết dưới dạng dấu # và 6 chữ số HEX tiếp theo.
- cellspacing: Xác định khoảng cách giữa các ô trong bảng.
- width: Xác định độ rộng của bảng
- background: Xác định hình ảnh sẽ được sử dụng để làm nền cho toàn bảng
- bgcolor: Xác định màu nền của bảng, viết theo kiểu #XXXXXX (số HEX).
Thẻ <tr>(dòng),<th>(cột), thẻ <th> thì ít dùng, mọi người thường làm theo kiều, trong bảng có dòng, trong dòng có ô, nhìn nó đỡ rối hơn
Thẻ <td>(ô)
- width: Độ rộng của ô
- height: Chiều cao của ô
- colspan: Xác định bao nhiêu ô tính từ ô đó sẽ được chập vào làm 1 (trên cùng 1 dòng)
- rowspan: Xác định bao nhiêu ô tính từ ô đó sẽ được chập vào làm 1 (trên cùng 1 cột).
- background: Xác định hình ảnh sẽ được sử dụng để làm nền cho ô
- bgcolor: Xác định màu nền ô, viết theo kiểu #XXXXXX (số HEX).
Ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<table border="1">
<tr>
<th>Cột 1</th>
<th>Cột 2</th>
<th>Cột 3</th>
</tr>
<tr>
<td rowspan="2">Dòng 1 Ô 1</td>
<td>Dòng 1 Ô 2</td>
<td>Dòng 1 Ô 3</td>
</tr>
<tr>
<td>Dòng 2 Ô 2</td>
<td>Dòng 2 Ô 3</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="3">Dòng 3 Ô 1</td>
</tr>
</table>
Kết quả:

Cột 1 Cột 2 Cột 3
Dòng 1 Ô 1 Dòng 1 Ô 2 Dòng 1 Ô 3
Dòng 2 Ô 2 Dòng 2 Ô 3
Dòng 3 Ô 1

Bảng trên thuộc loại hơi rắc rối, một cấu trúc đơn giản hơn nhiều:
Mã nguồn:[Chọn]
<table>
<tr>
<td>Ô 1</td>
<td>Ô 2</td>
</tr>
<tr>
<td>Ô 3</td>
<td>Ô 4</td>
</tr>
</table>
Kết quả:
Ô 1 Ô 2
Ô 3 Ô 4

Các bạn hãy thử làm một ví dụ cho mình nha!
*Đây là một ví dụ thực tế mà bạn thường hay gặp, bất cứ lúc nào lướt web, bạn nhấp vào đâu đó, và thế là được chuyễn hướng sang trang khác.Để làm được việc này, ta bọc đối tượng( đối tượng có thể là chữ, hình ảnh) với tag <a> và dĩ nhiên câu hỏi đặt ra là làm sao định hướng được đi tới đâu, câu trả lời:
_Trong tag <a> ta cần có thêm thuộc tính href (hypertext reference). Giá trị của thuộc tính này là đường dẫn tới trang mà ta muốn nó đến, ví dụ bạn có một link và muốn nó dẫn tới trang chủ của yên hưng wap thì code cần viết đơn giản là:
Mã nguồn:[Chọn]
<a href="http:// /code">Link dẫn tới </a>
Kết quả:
Link dẫn tới
Link hình ảnh
Đơn gản như link thường thôi:
<a href="http:// /code"><img src="http://yenhung.xtgem.com/images/ifuny.gif"/></a>
Kết quả:

Mọi việc có thể là rất bình thường, cho tới khi.....mình nói là không phải như thế! giá trị của thuộc tính href cũng có 3 loại:
Internal- Links dẫn tới địa điểm cùng trang
Local- Links dẫn tới một trang tuộc tên miền của bạn (ví dụ như http:// /code/YH/index.html và http:// /code/YH/xoso là cùng tên miền)
Global- Link dẫn tới trang khác tên miền ( ví dụ http://google.com) tuy cái này vẫn có thể dẫn tới trang của bạn, đừng hiểu nhầm nhé!
Ví dụ thực tế cho từng loại: link internal thường dùng để làm những link "Trở về đầu trang" Bằng cách như thế này:ờ nơi bạn muốn "nhảy" tới khi click vào link, bạn đặt một thẻ
<a name="top"></a>
với giá trị của thuộc tính href là cái gì cũng được, miễn sao cho bạn dễ nhớ, ở đây nói trở về đầu trang thì mình đặt giá trị là top cho dễ nhớ.
Nơi mà bạn muốn hiện cái dòng chử Trở về đầu trang, bạn đặt một thẻ
<a href="#top">Trở về đầu trang</a>.
Nhớ là để ví dụ này có hiệu quả, thì trang phải dài và hiện thanh cuộn trên cửa sổ trình duyệt mới thấy được ha!
-Link Global thì khỏi giải thích nhiều, chèn nguyên cái đường dẫn (cái trên thanh dịa chỉ của trình duyệt ớ) và giá trị của href là xong.
-Link Local đây là một ví dụ thú vị, mà chắc sẽ không ít người bị nhầm lẫn sau này!
Mã nguồn:[Chọn]
<p><a href="/index.htm">aaaaaaaaaaaa</a></p>
<p><a href="index.htm">aaaaaaaaaaaa</a></p>
<p><a href="../index.htm">aaaaaaaaaaa</a></p>
Cái này mình chỉ nói qua, các bạn thử tự ví dụ tại nhà ha! hảy tạo trên Destop một thư mục, save file HTML này tại đó, mở ra bằng trình duyệt và xem thử từng link sẽ dẫn bạn tới đâu.
Chú ý:Chắc chắn là bạn sẽ thấy một trang báo lỗi không tìm thấy hiện ra, nhưng không sao, ta chỉ quan tâm đến đường dẫn hiện ra trên tình duyệt để phân tích. Có 3 dòng 1,2,3 cứ thế ma nói.
1: Nếu bạn đặt file này trong bất cứ thư mục nào của ổ đĩa(ví dụ làC ha) link dẫn sẻ là: file:///C:/index.htmDấu "/" phía trước sẽ tạo ra đường dẫn là tên miền (trường hợp này là ổ đĩa) và tên file ngay sao đó.
2: Còn cái link thứ 2 sẽ đưa ra liên kết đúng tho vị trí mà file html đang nằm + tên file
3: Cái link này đưa ra đường dẫn tới thư mục chứa thư mục chứa file html + tên file
Nói thì khó hiểu nhưng các bạn cứ thử đi là sẻ hểu thôi!link targets - Mục tiêu khó dịch quá.Nói chung là với mỗi link bạn có quyền chỉ định khi nhấp vào là mở trang web trong địa chỉ ở cửa sổ mới hay là trong chính trang này,hoặc là trong frame nào bạn muốn, (frame ta sẽ tìm hiểu sau!)bằng thuộc tính target, có các giá trị như sau:
_blank: mở cửa sổ mới
_self: mở trang mới ở cửa sổ đang mở hay frame chứa nó (cái này mặc định)
_parent: mở trang ở frame cha (thí dụ frame chứ frame thì cái frame lớn chính là frame cha)
_top: mở ở cửa sổ hiện tại luôn, nhưng mà nếu tran có chứa frame nếu không đặt thuộc tính taeget có giá trị này, trang mới chỉ load trong frame, còn khi đặt giá trị này thì cả trang nhiều frame như một, cái này cũng khá khó để ví dụ, từ từ qua phần frame rồi tính.
*EMAIL tag <a> còn để làm link gửi mail, co nghĩa là khi click vào địa chỉ mail thì trình soạn thào mail mặc định của bạn se mở ra ớ!
<a href="tuoiteenonline@gmail.com" >Gửi thư cho mình nhé</a>
Với cách này ta còn có thể đặt trước tựa và một phần nội dung thư như sau<a href="mailto:itvudk@gmail.com?subject=Tu Vi du&body=Minh da hieu het roi, de qua" >Gửi thư cho mình nhé</a>
Sau địa chỉ mail có thêm dấu "?" và 2 phần subject=tiêu đề bạn muốn, body=Nội dung thư bạn muốn, có thể chỉ đặt 1 trong 2 phần này, nhưng khi muốn đặt cả hai cùng lúc thì cần có dấu "&"như trên ví dụ. Lúc nhấn vào người ta sẽ thấy phần tiêu dề và thông tin! (Đương nhiên là người ta vẫn xoá đi được).

Thẻ <font> cũng là thẻ được dùng khá nhiều trong html, thẻ font thường được dùng dể ấn định kích thước, màu sắc và dĩ nhiên là font chữ trên trang web bằng cách thêm một số thuộc tính vào trong thẻ:color: định màu, màu có thể là tên, RGB...
Font:tên font chữ.
VD:Times New Romansize: số từ 1-7, 1 nhỏ nhất, 7 lớn nhất, cái này hình như mặc định là 3.
ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<font size="5" face="Times New Roman" color="#FF0000"> .</font>
Kết quả:
.
Chúng ta có thể phối hợp với các tag định dạng như <b> hay <i>........để cho thêm phần màu mè.
ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
<b><i><font size="5" face="Times New Roman" color="#FF0000"> .</font></i></b>



Màu để hiện thị trong html có hai loại, một loại là mấy màu cơ bản, thì cứ viết tên rtong English của nó ra, loại còn lại đậm nhạt tự ta pha thì là màu RGB (lát nữa cái giải thích cái tên bạn sẻ hiểu)
Trong đây mình có tên của 16 màu cơ bản theo
English:<body bgcolor="black">RGB - Red, Green, Blue - Đỏ, Xanh lá, Xanh biển
Ý là lấy ba con số, tượng trưng cho 3 màu này, mức độ đậm nhạc khác nhau mà pha ra tất cả các màu còn lại, mỗi màu nhạt nhất giá trị là 0, đậm nhất là 255.tạo một trang web với thẻ body mở đầu <body bgcolor="rgb(0,0,0)"> (đen thùi) hoặc <body bgcolor="rgb(255,255,255)"> (cái này sẻ thấy trắng bóc)  để hiểu được.Nhưng mà tới gời cũng ít ai viết mã màu kiểu này, người ta thường viết mã màu RGB theo hệ thập lục phân(thập lục = 16)
Hệ thập lục phân (HexadecimaL) bao gồm 10 con số từ 0-1 và mấy chữ cái A,B,C,D,E,F nó cũng tương tự như hệ cơ số đếm thập phân mà ta đang dùng.
5<9
thì
A<F
.....98->99...
thì
.....FE->FF...
FF là con số 2 chữ số lớn nhất trong hệ TLP cũng như 99 là con số có hai chữ số trong hệ thập phân. Cũng không cần quan tâm vấn đề này nhiều.Ở phần trước ta có giá trị nhỏ nhất là 0 lớn nhất là 255 thì tới đây, giá trị nhỏ nhất mỗi màu là 00 còn lớn nhất là FF. mình không thích toán học, còn bạn nào thích thì chắc chắn sẽ hiểu tại sao (15 * 16) + (15) = 255
Và lúc này, để đặt màu nền trang web là màu đen, ta lại có thêm một cách: <body bgcolor="#000000">
Lưu ý là có thêm dấu # nữa nha
Nói thêm về cách tính màu
Ta có thể nhớ được một số màu đơn giản (ít nhất là 5 màu) đó là đen, trắng, đỏ, xanh lá, xanh biển
Đen: chả có màu gì, cả 6 con số đều =0
Trắng: # màu thật đậm, cả 3 6 con số đều =F
Đỏ: 2 con số tượng trưng cho sắc đỏ đậm nhất, hai màu kia đều= 0 (FF0000)
Xanh lá và xanh biển tương tự!
Có ba loại list:
<ul> -unordered list; bullets
<ol> -ordered list; numbers
<dl> -definition list; dictionary
Nhưng mà chỉ dùng đa số là <ol>và <ul>, cái <dl> nói thiệt chả thấy gì khác biệt cho lắm!
Nhưng tag <ol> thì có tính tuỳ biến cao nhất!bên trong danh sách luôn có những à...ờ....nói chung là danh sách.
Xem ví dụ sẻ rỏ:<ul> list
Mã nguồn:[Chọn]
<ul>
<li>Nguyễn Văn Tí</li>
<li>Trần Văn Trội</li>
<li>Quách yên Quẩy</li>
</ul>
Kết quả:
<ol> list
Mã nguồn:[Chọn]
<ol>
<li>Nguyễn Văn Tí</li>
<li>Trần Văn Trội</li>
<li>Quách yên Quẩy</li>
</ol>
Kết quả:
  1. Nguyễn Văn Tí
  2. Trần Văn Trội
  3. Quách yên Quẩy
<dl> list
Mã nguồn:[Chọn]
<dl>
<li>Nguyễn Văn Tí</li>
<li>Trần Văn Trội</li>
<li>Quách yên Quẩy</li>
</dl>
Kết quả:
  • Nguyễn Văn Tí
  • Trần Văn Trội
  • Quách yên Quẩy
  • Qua ví dụ bạn sẽ thấy <dl> và <ul> không có gì khác nhau! Nhưng đó là bởi vì ta chưa hề thêm sự tuỳ biến vào.Tuỳ chỉnh thêm cho list
    Phần này đa số ta xoáy vào <ol> list
    Bạn thấy với ví dụ trên của <ol> list, list đó bắt đầu với 1, rồi tới 2,3...... Ta có thể để list này bắt đầu với một số tuỳ chọn, trong ví dụ này mình bắt đầu với 4
    Mã nguồn:[Chọn]
    <ol start="4">
    <li>Nguyễn Văn Tí</li>
    <li>Trần Văn Trội</li>
    <li>Quách yên Quẩy</li>
    </ol>
    Kết quả:
    1. Nguyễn Văn Tí
    2. Trần Văn Trội
    3. Quách yên Quẩy
    Trong list <ol> không những có thể đánh số thứ tự bằng số, mà còn có thể đánh số thứ tự với chữ cái hoặc số La Mã bằng cách thêm thuộc tính type với giá trị theo  sau: a,A,i,Ia,A sẽ đánh thứ tự theo chữ cái, nhưng khác nhau là a in thường, A in hoa.Tương tự như thế với i và I Ví dụ:
    Mã nguồn:[Chọn]
    <ol type="a">
    <li>Mỹ</li>
    <li>Nhật</li>
    <li>Pháp</li>
    <li>Đức</li>
    <li>Anh</li>
    </ol>
    Kết quả :
    1. Mỹ
    2. Nhật
    3. Pháp
    4. Đức
    5. Anh
    Những cái khác các bạn có thể tự hiểu mà không cần ví dụ rồi ha!
    Còn với <ul> list, ta lại có một số giá trị của thuộc tính type giúp định dạng cái dấu, các giá trị đó là: type="square",type="disc",type="circle"
    Ví dụ thử cái square
    Mã nguồn:[Chọn]
    <ul type="square">
    <li>Mỹ</li>
    <li>Nhật</li>
    <li>Pháp</li>
    <li>Đức</li>
    <li>Anh</li>
    </ul>
    Kết quả:
    Trong list bạn còn có thể thụt ra thụt vô bằng cách dùng các thẻ <dt> và <dd>
    Mã nguồn:[Chọn]
    <ul type="square">
    <li>Mỹ</li>
    <li>Nhật</li>
    <li>Pháp</li>
    <li>Đức</li>
    <li>Anh</li>
    <dt>Hàn Quốc</dt>
    <dd>Trung Quấc</dd>
    </ul>
    Kết quả:
    Và dĩ nhiên bạn cũng có thể lồng list vào list
    Mã nguồn:[Chọn]
    <ol>
    <li>Châu Mỹ</li>
    <ol type="a">
    <li>Mỹ</li>
    <li>Brazil</li>
    </ol>
    <li>Châu Âu</li>
    <ul>
    <li>Anh</li>
    <li>Pháp</li>
    </ul>
    <li>Châu Á</li>
    <ul type="square">
    <li>Trung Quấc</li>
    <li>Nhật Bản</li>
    </ul>
    </ol>
    Kết quả:
    1. Châu Mỹ
      1. Mỹ
      2. Brazil
    2. Châu Âu
      • Anh
      • Pháp
    3. Châu Á
      • Trung Quấc
      • Nhật Bản
    Vậy là ok kết thúc phần này nha.
    Thẻ <hr> này in ra một lằng ngang, chạy ngang qua màn hình.
    Thẻ này thuộc dạng thẻ không có thẻ đóng như thẻ xuống hàng, ta có thể viết thẻ này đơn giản theo cách :
    <hr>nhưng theo các quy tắc XHMTL thì ta phải viết <hr/>Ví dụ đơn giản:
    Mã nguồn:[Chọn]
    Mọi người trên thế giới đều có quyền yêu, quyền cưới vợ hay lấy chồng giàu<hr/><i>trích đâu đó</i>
    Kết quả:
    Mọi người trên thế giới đều có quyền yêu, quyền cưới vợ hay lấy chồng giàu
    trích đâu đó
    -Thẻ hr có những thuộc tính cơ bản như là id,calls nhưng còn có thể hiệu chỉnh màu:<hr color="#ff0000" />.

    Để xuống dòng trong html cũng có nhiều cách, nhưng cách đơn giản nhất là dùng thẻ <br/>, nên nhớ ta vẫn có thể viết <br> nhưng đây không tuân hủ các quy tắc XHTML và cứ nói tôi lẩm cẩm khi nhắc đi nhắc lại, tuy là chưa có gì đặc biệt, chỉ có thêm rắc rối, nhưng đây là hướng phát triễn của tương lai, và trong tương lai.......Thôi, xem ví dụ cái đã:
    Mã nguồn:[Chọn]
    Coi trọng lễ tiết, triết học<br/>Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển<br/>Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại<br/>Ít tổ chức thi đấu<br/>Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.<br/>
    Kết quả:Coi trọng lễ tiết, triết học
    Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
    Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
    Ít tổ chức thi đấu
    Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.
    -Đương nhiên mình nói có cách khác để xuống hàng, cách đó đây:
    Mã nguồn:[Chọn]
    <p>Coi trọng lễ tiết, triết học</p><p>Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển</p><p>Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại</p>
    Kết quả:
    Coi trọng lễ tiết, triết học

    Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển

    Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
    Nhưng nói thiệt, đây được xếp vào hàng ngu kiến!
    nói thêm:để cách khoảng 2,3 hàng ta cứ thêm vào chừng ấy tag <br/>, cái này khỏi ví dụ.
    Chú ý:đừng nhầm lẫn với phần header!Các tag Heading là các tag có chữ h và số từ 1 đến 6 <h1>....<h6> thường được dùng để tạo phần tiêu đề (đừng nhầm với thè title) kiểu chử to bên trên bài viết nên có cái tên như vậy, xem ví dụ:
    Mã nguồn:[Chọn]
    <h1>Headings</h1>
    <h2>thì</h2>
    <h3>như</h3>
    <h4>thế</h4>
    <h5>nè</h5>
    <h6>nè</h6>
    kết quả:

    Headings

    thì

    như

    thế

    này
    Thật ra nó dùng để canh chỉnh kích thước chữ cho tiện thôi, có nhiều cách, nhưng cách này là tiện nhất, đây là ví dụ thực tế
    Mã nguồn:[Chọn]
    <h4>Hởi bà con</h4>
    <p>Bà con đến đây, xem bài hướng dẫn của em viết, chắc chắn là qua Google, nhưng mà chắc cũng tìm mỏi mắt, tút sau cùng mới thấy web của em, điều này cho thấy web của em còn rất nhỏ, em mong mọi người hãy giúp em bằng một số cách: gửi yahoo cho bạn bè giới thiệu về web của em, gửi mail, post lên diễn đàn khác..v.v. Mấy điều đó sẽgiúp em rất nhiều!</p>
    Kết quả:

    Hởi bà con

    Bà con đến đây, xem bài hướng dẫn của em viết, chắc chắn là qua Google, nhưng mà chắc cũng tìm mỏi mắt, tút sau cùng mới thấy web của em, điều này cho thấy web của em còn rất nhỏ, em mong mọi người hãy giúp em bằng một số cách: gửi yahoo cho bạn bè giới thiệu về web của em, gửi mail, post lên diễn đàn khác..v.v. Mấy điều đó sẽgiúp em rất nhiều!

    Trong các tag heading, chúng ta có thể dùng các thuộc tính như thông dụng như align, class, id chẳng hạn!